Những món ăn đặc sản Vùng Bắc Trung Bộ

Những món ăn đặc sản Vùng Bắc Trung Bộ

Mỗi vùng miễn có những nét ẩm thực độc đáo khác nhau. Những món ăn vùng Bắc Trung Bộ thường có vị riêng biệt, nhiều món ăn cay, chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế. Đây là những nơi có phong vị ẩm thực phong phú, đa dạng, chứa đựng nét đặc trưng riêng biệt, khó có thể trộn lẫn với bất cứ mảnh đất nào khác.

1. Nem chua Thanh Hóa

Những món ăn đặc sản vùng Bắc Trung Bộ, nem chua thanh hóa

Nem chua được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt, bọc kín trong nhiều lớp lá chuối tươi cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà. Nem chua Thanh Hóa truyền thống có hình trụ, nhỏ và dài như ngón tay trỏ người lớn, nhưng ngày nay người ta đã biến tấu thêm thành nhiều loại phong phú như: nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông, nem thính,… để đáp ứng nhu cầu của thực khách.

2. Nhút Thanh Chương – Tương Nam Đàn (Nghệ An)

nhút thanh chương
tương nam đàn

Người Nghệ An có câu nói “Nhút Thanh Chương – Tương Nam Đàn” để chỉ đặc sản dân dã của xứ Nghệ. Nhút Thanh Chương được ví như món kim chi của mảnh đất này. Món nhút được làm từ quả mít non muối. Tương Nam Đàn là một đặc sản Nghệ An mà bất cứ du khách nào qua đây đều muốn mua về làm quà. Tương Nam Đàn phải mất gần hai tháng, qua nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ và sử dụng hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên

3. Cơm hến (Huế)

cơm hến huế

Cơm hến được làm bằng cách trộn cơm nguội với hến xào và các gia vị khác như: nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt,… Qua cách chế biến và trình bày làm bất cứ ai thưởng thức cũng có thể thấy trong món cơm Huế trộn lẫn một cách rất hài hòa cả sự bình dân lẫn phong cách rất sang đậm chất Huế rất khó diễn tả thành lời.

4. Bún bò Huế

bún bò huế

Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

5. Cao lầu (Hội An, Quảng Nam)

cao lâu hội an

Món cao lầu được làm từ mì tươi, mì khô chiên giòn, rau sống, xá xíu xắt lát, còn nước sốt được tạo ra từ nước luộc thịt. Các sợi mì tươi được tạo ra từ gạo thơm sau khi ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng và rã nước rồi nhồi, hấp nhiều lần, cuối cùng để phơi khô. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon.

6. Mắm ruốc (Huế)

mắm ruốc huế

Mắm ruốc Huế là một đặc sản độc đáo của miền Trung, nó không chỉ tạo ra vị thơm ngon cho mình mà khi kết hợp với những món ăn khác sẽ giúp các món đó hấp dẫn hơn. Qua bàn tay thuần thục, lành nghề của người dân Huế, những con mắm ruốc qua quá trình ủ nhiều ngày sẽ tạo ra một chai mắm ruốc thơm ngon, nó là kết quả của tình yêu, tâm huyết và truyền thống của người dân xứ Huế dồn hết vào đó để tạo nên một vị đậm đà, sự hấp dẫn, với mong muốn tạo ra một đặc sản ngon nhất phục vụ cho khách hàng. Mắn ruốc thì có ở nhiều địa phương với các hương vị riêng, tuy nhiên mắn ruốc Huế vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất bới hương vị thơm ngon đặc biệt của nó.

7. Bánh canh cá lóc (Quảng Trị)

bánh canh cá lóc quảng trị

Bánh canh cá lóc Quảng Trị thường được người dân nơi đây gọi bằng cái tên quen thuộc là “cháo cá”, hay “cháo bột”. Món ăn này có nhiều cách nấu khác nhau nhưng cách phổ biến nhất là cá lóc lọc lấy thịt, đem ướp gia vị, um chín, phần xương đem giã ra nấu lấy nước dùng.

Mật khẩu giải nén (Pasword): 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*