Phân loại xe máy và mô tô trên thị trường
Xe máy là loại xe có 2 bánh theo chiều trước – sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên xe. Chiếc xe được gọi là “xe gắn máy” đầu tiên hoàn chỉnh nhất có tên Reitwagen do Gottlieb Daimler người Đức thực hiện vào năm 1885.
1. Một số loại môtô, xe máy
Scooter
Là cách gọi chung cho dòng xe tay ga, để phân biệt với các loại xe máy thông thường. Các mẫu xe thuộc dòng Scooter cho phép người lái có thể dễ dàng bước qua khung và có không gian sàn để chân phía trước khá rộng. Việc phân loại xe Scooter từ trước đến nay vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc giá khác trên thế giới. Một số mẫu xe như Vespa, Peugeot Django hay Honda Air Blade… dù có những đặc điểm thiết kế khác nhau nhưng vẫn được gọi chung là xe tay ga Scooter.
Underbone
Là một kiểu dáng xe máy sườn đầm, động cơ xe được thiết kế có dung tích phân khối nhỏ, xây dựng trên một khung sườn bằng kim loại có tiết diện tròn có đường kính lớn. Vị trí bình nhiên liệu được thiết kế dạng mở ( nằm dưới yên xe của Người lái). Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng. Phần lớn các xe thuộc dòng underbone phổ biến trên thị trường hiện nay như: Honda Wave Alpha, Yamaha Surius, Honda Future, Honda Blade… thường sử dụng động cơ có dung tích từ 50 – 125 phân khối. Một số mẫu underbone khác như Yamaha Exciter, Honda Winner… với thiết kế thể thao được trang bị động cơ 150 phân khối. Hầu hết các mẫu xe này thường dùng hộp số 4 – 6 cấp
Sportbike
Là dòng xe thể thao mà sự khác biệt đến từ cảm giác lái với khả năng tăng tốc mạnh mẽ, tối đa hoá tốc độ, phanh và gia tốc vận hành trên đường rải nhựa. Thiết kế của dòng Sportbike cũng mang đến cho người lái một tư thế ngồi khá đặc trưng khi phần thân người lái có trọng tâm hơi hướng về phía trước, dáng người ngồi chồm qua bình xăng. Tư thế này tạo sự chắc chắn, dễ dàng xử lý khi vào cua và mang lại phấn khích ở tốc độ cao.
Cruiser
Là loại xe mang phong cách cổ điển với yên thấp, dáng người ngồi thẳng lưng và có rất nhiều trang trí mạ chrome. Nhiều chiếc Cruiser còn được trang bị các thùng để đồ phía sau, tiện dụng và mang đến cảm giác sang trọng cho người đi. Cruiser cũng không đòi hỏi khả năng tăng tốc nhanh như các dòng xe độ khác và bởi vậy, điểm hạn chế của cruiser là khó vào cua tốc độ cao do khoảng sáng gầm xe thấp, khu vực dưới xe có dạng phình to.
Nakedbike
Là dòng xe lược bỏ tối đa các chi tiết che chắn như kính chắn gió, ốp đèn pha, bộ quây thân xe…Dáng ngồi vẫn hướng về phía trước song không “chồm” lên như sportbike. Đặc biệt, toàn bộ động cơ để trần, không che chắn. Dòng xe này được thiết kế với mục đích giúp người lái di chuyển dễ dàng, linh hoạt hơn trong điều kiện đô thị hoặc giữa các thành phố.
Touring
Là dòng xe có kích thước khá lớn với cân nặng có lẽ thuộc dạng nặng nhất trong dòng xe 2 bánh. Chiếc xe có kích thước đồ sộ, thường được trang bị thêm thùng, cốp chứa đồ. Đa số đều được hãng tích hợp cho những công nghệ tiện nghi nhất của dòng môtô như : sưởi ghế, loa, kính chắn gió lớn, hộp lạnh, GPS dẫn đường, đo áp suất lốp, sưởi tay nắm, hệ thống đèn pha, gương chiếu hậu cực to và sáng và nhất là có vị trí lái cực kỳ thỏa mái với bộ ghế ngồi như sofa và thậm chí có tựa lưng cho người ngồi sau
Sport touring
Là dòng xe mang lại cho người lái dáng ngồi thẳng lưng, hơi chồm lên phía trước với cụm tay lái được đưa lên cao. Dòng xe này cũng có kính chắn gió, đa số là điều chỉnh được cao, thấp tùy chọn do người lái. Dòng này có dung tích xy lanh nhỉnh hơn dòng Sportbike nhưng lại thấp hơn dòng Touring.
2. Phân loại xe theo pháp lý (môtô, xe máy và xe gắn máy ở Việt Nam)
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định tại khoản 4.30 và 4.31 như sau:
- Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy (Theo khoản 4.30).
- Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3 (Theo khoản 4.31).
Như vậy, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì những chiếc xe máy đang lưu thông hàng ngày trên đường như: Wave Alpha, BLADE, Wave RSX, VISION, Future, Air Blade, LEAD, Sirius, Jupiter, Exciter, Winner, Acruzo Deluxe, NVX, Grande… đều có dung tích xi-lanh trên 100cc nên được gọi là môtô. Còn xe gắn máy là xe có dung tích xi-lanh dưới 50cc và tốc độ tối đa không quá 50km/h.
✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link