Những điểm du lịch Tây Bắc nổi tiếng và hấp dẫn
Tây Bắc là một vùng núi ở phía tây bắc của Việt Nam với địa hình núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Nơi đây có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn với những cung đường uốn lượn, cảnh đẹp mây núi làm say lòng người.
1. Sapa (Lào Cai)
Là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Đây là vùng được biết đến là có cảnh quan đẹp, thu hút du lịch. Thị trấn Sapa nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển, do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sapa mang khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè thì ở đây thời tiết dường như có đủ 4 mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.
2. Mộc Châu (Sơn La)
Là một cao nguyên rộng lớn, một huyện thuộc tỉnh Sơn La giáp gianh với nước bạn Lào. Mộc Châu có khí hậu ôn đới gió mùa, mát mẻ quanh năm với hệ sinh thái đa dạng. Nơi nổi tiếng với các địa điểm du lịch như động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi), rừng thông, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông và không thể thiếu đồng cỏ, đồi chè ở thị trấn Nông trường, Mộc Châu. Đến với Mộc Châu từ tháng 11 đến tháng 1 bạn sẽ được ngắm hoa cải trắng nở tràn trên núi, tháng 1 đến tháng 3 có hoa mận, hoa đào, bước sang tháng 4 hoa ban nở trắng rừng, đến tháng 5 là mùa mận chín.
3. Mù Cang Chải (Yên Bái)
Là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ – là một trong tứ đại đèo của Tây Bắc. Nơi đây nổi tiếng với các thửa ruộng bậc thang được xếp hạng danh thắng quốc gia. Đến với Mù Cang Chải vào khoảng nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10 bạn được ngắm cảnh lua chín vàng rực trên những thửa rộng bậc thang.
4. A Pa Chải (Điện Biên)
A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả ba nước đều nghe thấy”. Nằm ở phía tây tây bắc bản A Pa Chải cách khoảng 8 km theo đường thẳng, là đỉnh Khoan La San cao 1864 m so với mực nước biển, là điểm cao đặt cột mốc biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc. A Pa Chải là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 (không số), là một thử thách cho những ai muốn chinh phục điểm cực tây của Tổ quốc.
5. Hồ Thác Bà (Yên Bái)
Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây được ví như một viên ngọc quý, một “Hạ Long trên núi” của vùng Tây Bắc, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của một hồ nước trong xanh, nên thơ và kỳ vĩ .
6. Bắc Hà (Lào Cai)
Là một huyện thuộc Đông Bắc tỉnh Lào Cai, nằm ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa. Nơi đây có 14 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc H’Mông chiếm khoảng trên 47% dân số trong toàn huyện. Nơi đây được mệnh danh là cao nguyên trắng vùng Tây Bắc, mỗi dịp xuân về, hoa mận nở trắng cả các triền đồi, triền núi, cũng như trong các vườn nhà dân. Bắc Hà có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các địa điểm du lịch thú vị, trong đó phải kể đến lễ hội San sán (xuống đồng) của người H’Mông và người Tày, dinh Hoàng A Tưởng, Đền Bắc Hà, di chỉ thành cổ Trung Đô, các làng nghề thổ cẩm.
7. Sìn Hồ (Lai Châu)
Là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Lai Châu, phía bác giáp với Trung Quốc. Cao nguyên Sìn Hồ nằm giữa núi đá bạt ngàn rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, nằm giữa biển mây mù, nơi đây với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những bản làng nằm thấp thoáng bên sườn núi. Được xem như Sa Pa thứ hai của khu vực Tây Bắc, đến với Sìn Hồ bạn sẽ được ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng và thưởng thức các món ăn mang đâm hương vị núi rừng nơi đây.
8. Kim Bôi (Hòa Bình)
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình, Kim Bôi từng có thời gian tên là Lương Thủy, huyện được thành lập ngày 17/4/1959 từ việc tách huyện Lương Sơn. Nơi đây có nguồn suối nước khoáng nóng, rất tốt cho trị liệu y học. Kim Bôi là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Kim Bôi cũng có hệ thống hang động phong phú, rừng núi hùng vĩ.
9. Tả Xùa (Yên Bái)
Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc Bắc Yên – Yên Bái. Tà Xùa có 3 đỉnh núi chính, hợp thành một kỳ quan thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, với hình dáng giống như sống lưng con khủng long tiền sử khổng lồ, nhô lên uốn lượn, gai góc và hiểm trở. Đỉnh cao nhất ở đây là 2.865 m, xếp thứ 10 trong số những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tà Xùa là thử thách không dễ vượt qua dành cho bất kỳ ai muốn chinh phục. Từ đỉnh Tả Xùa bạn phóng tầm mắt sẽ làm bạn sẽ vô cùng phấn khich với một biển mây cuồn cuộn vô cung ngoạn ngục.
10. Thung Lai (Hòa Bình)
Là một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong – Hòa Bình. Ở Thung Nai có rất nhiều địa danh để tham quan, khám phá như bản Mu, lòng hồ thủy điện Hòa Bình, đền Bà Chúa Thác Bờ, chợ nổi, hang Trạch, động Thác Bờ… Cảnh quan tại Thung Nai đẹp và hoang sơ với những đảo đá trên hồ hay những khu rừng rậm rạp.
✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link