Ổ cứng SSD và những điều cần biết

Ổ cứng SSD và những điều cần biết

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) hay ổ cứng thể rắn là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững. Ổ cứng SSD được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.

Ổ cứng SSD và những điều cần biết

1. Các thông số và đặc tính ổ cứng SSD

Về cấu tạo ổ cứng SSD có 3 loại:

  • SLC (Single-level Cell): Đây là loại bộ nhớ có tốc độ xử lý nhanh và chính xác nhất khi viết, ít tiêu hao năng lượng cũng như có tuổi thọ pin tốt nhất. Loại này chủ yếu chỉ dùng trong các doanh nghiệp vì có giá bán khá cao.
  • MLC (Multi-level Cell): Loại này có giá rẻ hơn vo sới ổ SSD SLC. Loại bộ nhớ này có khả năng lưu trữ lớn nhưng không tăng về kích thước vật lý. Nhược điểm là tiêu tốn năng lượng gấp 10 lần so với SLC.
  • TLC (Triple-level Cell): Ưu điểm bộ nhớ này là có giá thành rẻ, những kích thước lớn, tốc độ đọc và ghi chậm, độ chính xác thấp. Ngoài ra tuổi thọ của loại ổ cứng này khá thấp, tiêu thụ điện năng cao.
Ổ cứng SSD và những điều cần biết

Tốc độ truy xuất tối đa: Với giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây, còn những SSD sử dụng chuẩn Sata 2 thì có tốc độ thấp hơn nhiều, trong khoảng 200 – 275MB/giây.

Giao tiếp hỗ trợ: Hiện nay chúng ta đã có giao tiếp Sata 3 với băng thông lên đến 6Gbps, các SSD sử dụng chuẩn này có thể đạt tốc độ đọc, ghi lên đến hơn 550MB/giây. SSD Sata 3 cũng tương thích ngược với Sata 1 (1,5Gbps) và 2 (3Gbps), tuy nhiên tốc độ cũng bị giảm xuống tương ứng.

Chức năng sửa lỗi ECC: ECC ( Error Correcting Code) là một chức năng giúp SSD có thể tự phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng, giúp hạn chế tình trạng dữ liệu của chúng ta không may bị mất mát hoặc hư hỏng. Tuy nhiên ECC chỉ được trang bị trên những SSD cao cấp và do đó giá thành của chúng cũng đắt hơn SSD thông thường rất nhiều.

2. Những lưu ý khi mua ổ cứng SSD

Chọn đúng loại bộ nhớ: Có 3 loại ổ cứng SSD như đã nêu ở trên là bộ nhớ SLC, MLC và TLC. Mỗi loại có những ưu điểm khác nhau về tốc độ, tuổi thọ, khối lượng và giá thành. Bạn nên các nhắc mục đích sử dụng để chọn loại cho phì hợp.

Chọn đúng kết nối: Bạn cần biết máy tính của mình hỗ trợ chuẩn kết nối nào để lựa chọn ổ cứng cho phù hợp. Hiện nay các ổ cứng SSD thường hỗ trợ các chuẩn giao tiếp như:

  • SATA 3: Tốc độ đọc ghi trên một SSD kết nối với SATA 3 sẽ đạt khoảng 600MB mỗi giây. SSD Sata 3 cũng tương thích ngược với Sata 1 (1,5Gbps) và 2 (3Gbps), tuy nhiên tốc độ cũng bị giảm xuống tương ứng. Chuẩn kết nối SATA tốt cho bộ nhớ HDD, còn đối với bộ nhớ sử dụng SDD thì vẫn còn giới hạn nhiều.
  • PCle: Bộ nhớ SSD có khả năng kết nổi PCle thường có giá khá cao, nhưng cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, tốc độ ghi có thể vượt hơn mức 1GB/giây.
  • M.2: Đây là chuẩn kết nổi phổ biến nhất trong máy tính, tùy thuộc vào hỗ trợ trên thiết bị mà chúng sẽ có sẵn trong cả hai phiên bản SATA 3 và PCIe. Bộ nhớ M.2 SSD thường có kích thước nhỏ nên không tốn nhiều không gian lưu trữ.
  • NVMe: Memory Non-Volatile Express (NVMe) là công nghệ tương đối mới, được thiết kế đặc biệt cho các ổ SSD và sửa những vấn đề người dùng thường gặp phải khi sử dụng chuẩn kết nối SATA.

Chọn ổ cứng gắn trong hay gắn ngoài: Thông thường, mỗi máy tính đều phải có ít nhất một ổ đĩa vật lý bên trong để cài đặt hệ điều hành và các chương trình. Nếu đề cao tính di động để có thể mang theo dữ liệu đi khắp nơi thì bạn nên chọn ổ cứng gắn ngoài để có thể dễ dàng vận chuyển. Nếu máy tính của bạn đã có sẵn ổ cứng gắn trong nhưng bạn cần mở rộng thêm dung lượng lưu trữ đồng thời cũng cần đến tốc độ xử lý và sao chép dữ liệu thì nên chọn loại ổ gắn trong. Tuy nhiên mục đích của bạn là lưu trữ di động và sao lưu dự phòng thì ổ gắn ngoài là giải pháp hoàn hảo. Với tính linh hoạt của ổ cứng SSD gắn ngoài, bạn có thể dùng để sao chép dữ liệu giữa máy tính với nhau hoặc kết nối với các thiết bị hỗ trợ khác.

Dung lượng lưu trữ: Bộ nhớ càng cao thì tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ SSD đó càng lớn. Tùy thuộc vào nhu và khả năng chi trả mà bạn chọn mua ổ cứng SSD cho hợp lý, tránh trường hợp bị thiếu hụt dung lượng lưu trữ khi sử dụng. Nếu bạn là người dùng phổ thông và muốn dung hòa vừa sự ổn định vừa tiết kiệm được tối đa chi phí mua sắm thì nên chọn mua loại ổ cứng SSD có dung lượng vừa phải bởi vì dung lượng lớn cũng đồng nghĩa tốn tiền cho phần dung lượng dư thừa không bao giờ dùng tới.

Nhược điểm của ổ cứng SSD là dung lượng thấp, giá thành tương đối cao và SSD có thể hỏng nếu đánh rơi hoặc cập nhật firmware.

Mua ổ cứng hãng nào: Trên thị trường có một số hãng ổ cứng tên tuổi như: Western Digital, Seagate, Toshiba. Các thương hiệu như Samsung, Hitachi dùng cho máy PC hiện nay không sản xuất mới mà chỉ còn tồn lại ổ cũ sản xuất từ các năm trước. Nhìn chung các hãng ổ cứng có cùng tầm tiền thì chất lượng không hơn kém nhau nhiều. Mỗi hãng cho ra một model thì đều có những ưu điểm và khuyết điểm.

MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*