RAM những điều cần biết về RAM máy tính

RAM những điều cần biết về RAM máy tính

RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc – ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

RAM những điều cần biết về RAM máy tính

1. Đặc trưng của RAM

Dung lượng bộ nhớ: Tổng số byte hoặc bit của bộ nhớ nếu tính theo byte hoặc bit.

Tổ chức bộ nhớ: Số ô nhớ và số bit cho mỗi ô nhớ.

Thời gian thâm nhập: Thời gian từ lúc đưa ra địa chỉ của ô nhớ đến lúc đọc được nội dung của ô nhớ đó.

Chu kỳ bộ nhớ: Thời gian giữa hai lần liên tiếp thâm nhập bộ nhớ.

2. Các thông số của RAM

Dung lượng: Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB, 4 GB, 8 GB, 16 GB,… Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB hoặc 8 GB và một số hệ điều hành (như Windows phiên bản 32bit) chỉ hỗ trợ đến 3,2 GB.

BUS: Có hai loại BUS là: BUS Speed và BUS Width. BUS Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây. BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64. Bandwidth là tốc độ tối đa RAM có thể đọc được trong một giây. Bandwidth được ghi trên RAM là con số tối đa theo lý thuyết. Trên thực tế, bandwidth thường thấp hơn và không thể vượt quá được con số theo lý thuyết.

Công thức tính băng thông (bandwidth) từ BUS Speed và BUS Width: Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8

3. Phân loại RAM

RAM tĩnh – SRAM (Static Random Access Memory) được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ. nhưng sram là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy

RAM động – DRAM (Dynamic Random Access Memory) dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.

Các loại module của RAM: SIMM (Single In-line Memory Module); DIMM (Dual In-line Memory Module); SO-DIMM (Small Outline Dual In-line Memory Module): Thường sử dụng trong các máy tính xách tay

4. Cách hoạt động của RAM

RAM nhanh hơn so với ổ đĩa cứng. Thậm chí ngay cả các ổ cứng thể rắn (solid state drives) mới nhất và tốt nhất cũng không nhanh bằng RAM. Trong khi ổ cứng thể rắn (solid state drives) có thể đạt được tốc độ truyền tải hơn 1000 MB/s, module RAM hiện đại vượt qua tốc độ 15000 MB/s.

Bộ nhớ RAM là môi trường “dễ bay hơi” (tạm thời). Bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trên RAM đều sẽ bị mất ngay sau khi máy tính của bạn tắt. RAM hoạt động như bộ nhớ ngắn hạn, trong khi ổ đĩa cứng hoạt động giống như bộ nhớ dài hạn.

5. Vai trò của RAM trên máy tính

Bất cứ khi nào chạy một chương trình (Hệ điều hành, hay các ứng dụng) hoặc mở một tập tin (video, hình ảnh, nhạc,…), nó sẽ được load tạm thời từ ổ đĩa cứng vào RAM của của máy tính. Sau khi được load vào RAM, bạn có thể truy cập chương trình, tập tin một cách dễ dàng.

Nếu RAM bị hết, hệ điều hành của bạn sẽ bắt đầu “dump” một số chương trình mở và các tập tin thành paging file. Nếu paging file được lưu trữ quá nhiều sẽ khiến ổ đĩa cứng của bạn ngày một chậm dần. Do đó thay vì chạy mọi thứ trên RAM, một phần sẽ được truy cập từ ổ đĩa cứng.

6. Lưu ý khi mua RAM

Không phải các RAM khác nhau đều sử dụng được trên tất cả các bo mạch chủ. Mỗi loại bo mạch chủ lại sử dụng với một loại RAM khác nhau tuỳ thuộc vào chipset của bo mạch chủ. Đó là các bo mạch chủ sử dụng CPU Intel (trước đời Core i) bởi vì trong chipset đó có tích hợp điều khiển bộ nhớ(memory controller). Còn đối hệ thống sử dụng CPU AMD thì việc quản lý bộ nhớ Ram phụ thuộc vào chính CPU. Bởi trong CPU AMD tích hợp điều khiển bộ nhớ (trình điều khiển bộ nhớ) trong chính CPU. Đặc biệt sau này trình điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp trong hệ thống Core i của Intel.

RAM phải dựa vào Mainboard, Mainboard yêu cầu RAM DDR3 hay DDR4 thì phải mua RAM cùng loại. Thêm nữa, tốc độ RAM tối đa trên Main cũng là điều đáng lưu ý để tránh phải việc mua RAM với tốc độ quá cao gây lãng phí hiệu năng và tiền bạc.

MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*