Những điểm du lịch Đông Bắc nổi tiếng và hấp dẫn
Vùng đông bắc là vùng lãnh thổ ở phía đông bắc miền Bắc Việt Nam. Vùng đông bắc gồm 9 tỉnh là: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh. Nơi vùng núi và trung du này nổi tiếng với những địa điểm du lịch hấp dẫn.
1. Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)
Hồ Núi Cốc là một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ, mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ. Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, bạn sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: Du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo; Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc – nàng Công); Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.
2. Cô Tô (Quảng Ninh)
Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Về hành chính là huyện Cô Tô, có diện tích 47,3 km², dân số hơn 4.985 người. Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo.Các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng: Khu Di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô; Bãi đá Cầu Mỵ; Ngọn Hải Đăng; Con đường tình yêu; Bãi biển Vàn Chảy. Khu công viên Cô Tô Park; Đảo Cô Tô con.
3. Đền Hùng (Phú Thọ)
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Các di tích chính: Đền Hạ; Nhà bia; Chùa Thiên Quang; Đền Trung; Đền Thượng; Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng); Đền Giếng; Đền Mẫu Âu Cơ; Đền thờ Lạc Long Quân.
4. Thác Bản Dốc (Cao Bằng)
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
5. Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Ba Bể là một hồ nước ngọt ở tỉnh Bắc Kạn. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
6. Núi Yên Tử (Quảng Ninh)
Núi Yên Tử là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi… Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)
7. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành
8. Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông – tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn), đỉnh Pia mê cao 1520 m… Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Về mùa đông nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm, thường xuyên có băng giá và có thể có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5 °C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. Khu du lịch Mẫu Sơn đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn quy hoạch thành Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi thám hiểm và du lịch văn hoá.
✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link