Các cách xác định phương hướng
Kĩ năng xác định phương hướng sẽ giúp ích cho bạn trong rất nhiều trường hợp. bạn có thể xác định phương hướng bằng các thiết bị công cụ hỗ trợ hay các điều kiện tự nhiên, ngoại cảnh,…
1. Sử dụng la bàn từ
La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn từ hoạt động dựa theo từ trường Trái Đất dùng cho xác định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây ở trên mặt Trái Đất. Điều đặc biệt là kim la bàn là luôn xoay theo một hướng nhất định là Bắc – Nam. Kim của la bàn sẽ được đánh dấu theo 2 chiều Bắc – Nam khác nhau. Cách sử dụng la bàn như sau:
- Trước tiên cần xác định hướng Bắc – Nam của kim la bàn, tùy vào nhà sản xuất mà hướng Bắc – Nam của kim la bàn sẽ được đánh dấu khác nhau.
- Hướng Bắc thường được đánh dấu bằng sơn màu đỏ hoặc ký hiệu chữ “N” hướng còn lại là hướng Nam.
- Nếu không biết chính xác đầu kim nào chỉ hướng Bắc đầu kim nào chỉ hướng Nam thì có thể dùng cách sau: Đặt la bàn trên mặt phẳng khi này đầu kim nào chỉ về phái bên trái hướng Mặt trời mọc sẽ là hướng Bắc.
- Có loại là bàn bạn sẽ thấy không có kim chỉ mà chỉ có mặt chia độ hình tròn và có thể xoay được, trên mặt hình tròn có đánh dấu mũi tên chỉ về hướng Bắc.
- Đặt la bàn trên mặt phẳng hoặc trong lòng ban tay sao cho la bàn ở vị trí thăng bằng.
- Xoay la bàn sao cho đầu kim hướng bắc chỉ vào đúng vị trí chữ “N” hoặc số “0” hoặc “360” khi này hướng chỉ của kim là bàn chính là hướng Bắc.
- Ký hiệu các hướng trên la bàn:
- Hướng Nam: S
- Hướng Đông: E
- Hướng Bắc: N
- Hướng Tây: W
- Hướng Đông Bắc: NE
- Hướng Tây Nam: SW
- Hướng Tây Bắc: NW
- Hướng Đông Nam: SE
Chú ý: Để kết quả đo chính xác thì bạn không để la bàn gần kim loại, các vật nhiễm từ, các thiết bị điện tử như điện thoại, đồng hồ, chìa khóa,…
2. Sử dụng la bàn trên điện thoại
Nếu sử dụng điện thoại thông minh chạy Android hay iOS thì bạn có thể tải các ứng dụng la bàn trên Google Play (Android) hoặc App Store (iOS) với từ khóa “Là bàn” hoặc “Compass”. Cách xác định phương hướng cũng tương tự như trên la ban từ.
3. Sử dụng Mặt trời, Mặt trăng
Xem hướng dẫn xác định phương hướng bằng Mặt trời Tại Đây.
Xem hướng dẫn xác định phương hướng bằng Mặt trăng Tại Đây.
4. Xác định phương hướng bằng những địa vật đặc biệt
- Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông (hướng Mặt trời mọc), do đó nó mới có tên là Hướng Dương
- Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt trời.
- Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
- Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều phân chim là hướng Tây Nam.
- Khi gặp một gốc cây bị cưa ngang, nhìn vòng tuổi ở vết cưa đó, hướng nào có các vồng tuổi ken dày hơn thì là hướng Bắc.
- Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao theo đàn).
- Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
- Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
- Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.
✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link