Kỹ năng xử lý tính huống phân tích và ra quyết định

Kỹ năng xử lý tính huống phân tích và ra quyết định

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống khác nhau có thể đến với bạn, tùy vào từng tình huống mà bạn cần có cách xử lý đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Luôn có những tình huống bất ngờ luôn diễn ra, bạn không thể chuẩn bị trước mọi thứ, do đó kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn bình tĩnh nhìn nhận sự việc và có hướng xử lý phù hợp nhất.

Phân tích và giải quyết tình huống

Hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề: Để giải quyết triệt để bạn cần nắm chắc cách nhìn nhận một vấn đề. Trước hết, hãy tìm hiểu về nguồn gốc xuất phát và thời điểm vấn đề xuất hiện. Khi tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn sẽ có giải pháp hiệu quả hơn.

Phân tích nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh: Khi đã hiểu rõ được nguyên nhân tiếp theo bạn hãy bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề. Bạn không nên nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó bạn biết mình đã làm gì, chưa làm gì và nên làm gì để giải quyết khúc mắc đó.

Lựa chọn giải pháp phù hợp: Sau khi đánh giá, bạn đưa ra các giải pháp được cho là có thể giải quyết. Từ đó, bạn lựa chọn được hướng xử lý phù hợp nhất. Có thể trước đó bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều được xử lý nhanh gọn bằng một giải pháp chung, nhưng đến vấn đề này bạn đã áp dụng giải pháp cũ nhưng không hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hãy tìm ra giải pháp mới, bỏ qua lối mòn mà trước đây bạn thường đi, bởi mỗi vấn đề sẽ có đặc điểm khác nhau, không phải vấn đề nào cũng có thể áp dụng một giải pháp giải quyết được, hãy mạnh dạn thay đổi, bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

Thực hiện giải pháp: Bạn càng bắt tay tiến hành giải quyết sớm thì vấn đề càng nhanh chóng được xử lý ổn thỏa. Đây cũng là khâu quan trọng trong kỹ năng giải quyết vấn đề, vì trực tiếp hành động có thể xảy ra một vài tình huống phát sinh. Mỗi người cần có dự tính trước cụ thể và sẵn sàng chủ động đối phó với điều đó.

Đánh giá lại kết quả vấn đề: Đánh lại lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.

Các cấp độ trong xử lý tình huống

Kém: Áp dụng đúng quy trình để xử lí tình huống mà không có khả năng xử lí tình huống bất ngờ, không cân nhắc các mặt của quy trình. Chỉ có khả năng quyết định các vấn đề nhỏ lẻ, không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Cơ bản: Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra. Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống. Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định. Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan.

Khá: Có khả năng phân tích một tình huống phức tạp, nhìn nhận được mối quan hệ giữa các yếu tố trong tình huống. Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống có độ khó trung bình.

Tốt: Đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời trong một tình huống chưa có tiền lệ. Chủ động thu thập thêm dữ liệu và xử lí một hệ thống thông tin lớn, phức tạp trong thời gian ngắn, đưa ra được dự đoán về xu hướng và các hệ quả có khả năng xảy ra.

Xuất sắc: Chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác. Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ. Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp. Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá. Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin

Mật khẩu giải nén (Pasword): 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*