Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại máy ảnh khác nhau, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn loại máy ảnh cho phù hợp

1. Một số loại máy ảnh phổ biến

Máy ảnh film (Máy ảnh cơ)

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Là máy chụp hình dùng film ẩm bản. Sau vài khâu xử lý sẽ nhận được hình ảnh chính xác của vật chụp, được gọi là buồng tối (Camera). Máy ảnh film có giá thành tương đối thấp, nhưng lại có chi phí duy trì cao (mua film, rửa film,…) và khó sử dụng hơn cho những người mới tập chụp ảnh. Máy film có đặc điểm là thường cho màu ảnh với độ bão hoà màu thấp hơn và mang phong cách retro, vintage tạo cảm giác hoài cổ cho bức ảnh. Với những người yêu phong cách hoài cổ, retro thì máy ảnh film vẫn luôn là một sự lựa chọn không thể thiếu.

Máy ảnh compact (Máy ảnh du lich)

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Là loại máy ảnh sử dụng cảm biến điện tử có khả năng xuất ra file mềm và hiển thị ngay sau khi chụp và tự động đo thông số. Loại máy ảnh này có ưu điểm là rất dễ sử dụng, nhỏ gọn, giá thành rẻ và phù hợp với những người không có kiến thức về nhiếp ảnh và khách du lịch. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là cảm biến nhỏ, cho ra ảnh với chất lượng trung bình thấp và không tuỳ chỉnh được thông số theo ý đồ nghệ thuật của người chụp.

Máy ảnh bridge

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Dòng máy này có cảm biến(censor) tốt hơn dòng compact, có nhiều chế độ chụp hơn dòng compact và cho phép người dùng tuỳ biến thông số nhiều hơn. Điểm mạnh lớn nhất của dòng máy này là khả năng siêu zoom, rất thích hợp với việc chụp hoang dã, hay những thể loại không thể tiếp cận gần chủ thể. Điểm yếu là không có khả năng thay đổi ống kính và chất lượng ánh sáng không quá tốt .

Máy ảnh DSLR (Máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số) (Digital Single Lens Reflex)

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Là một máy ảnh kĩ thuật số sử dụng gương chiếu trực tiếp ánh sáng vào ống kính và khung ngắm giúp giữ lại hình ảnh ở phần phía sau của camera, để bạn có thể thấy và chụp được những bức ảnh như mình muốn.

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của DSLR là: với mục đích căn hình, gương sẽ phản xạ ánh sáng đến từ ống kính một góc 90 độ. Sau đó ánh sáng được phản xạ 2 lần bởi hệ thống phản xạ điều chỉnh sao cho mắt của người chụp ảnh có thể thấy được. Trong quá trình phơi sáng, gương sẽ được nâng lên và khẩu độ đóng lại(khi khẩu được thiết lập nhỏ hơn khẩu độ tối đa của ống kính), và cửa sập mở, cho phép ánh sáng đi qua ống kính vào cảm biến ảnh. Tiếp theo cửa sập sẽ đóng lại, che cảm biên, kết thúc quá trình phơi sáng, và gương hạ xuống. Thời gian gương nâng lên được gọi là khoảng thời gian tối ở ống ngắm. Hệ thống gương và cửa sập hoạt động nhanh được sử dụng cho việc chụp ảnh với tốc độ cao. Đây là loại máy rất mạnh mẽ và là loại máy được các nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng nhiều nhất.

Máy ảnh mirrorless

Các loại máy ảnh phổ biến hiện nay

Là máy ảnh không có gương lật bên trong, một thành phần chính trong máy ảnh DSLR. Gương bên trong DSLR sẽ phản chiếu ánh sáng đến ống ngắm quang học. Trong máy ảnh mirrorlesss, nó không có ống ngắm quang học. Thay vào đó, cảm biến hình ảnh sẽ được tiếp xúc với toàn bộ ánh sáng mọi lúc. Chính điều này sẽ giúp bạn xem trước những hình ảnh thực trên màn hình LCD nằm phía sau hoặc trên ống ngắm điện tử.

2. Máy ảnh cơ (máy ảnh film) và máy ảnh số (Máy ảnh kĩ thuật số)

Cơ chế hoạt động: Cơ chế hoạt động cơ bản giống nhau. Tuy nhiên máy cơ thu nhận hình bằng phim còn máy ảnh kỹ thuật số sử dụng thiết bị thu nhận hình ảnh thay cho film.

Độ nhạy sáng: Với máy ảnh cơ, bạn phải chọn loại phim sao cho phù hợp với điều kiện ánh sáng nơi bạn chụp. Trong khi đó, nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số cung cấp chức năng điều chỉnh độ nhạy sáng dựa theo thang ISO hay máy ảnh sẽ tự động chỉnh độ nhạy sáng sao cho phù hợp. Từ đó bạn có thể linh hoạt điều chỉnh theo từng tấm ảnh. Nhìn chung, độ nhạy sáng của máy ảnh kỹ thuật số thường thấp hơn so với máy ảnh cơ

Lưu trữ hình ảnh: Máy ảnh cơ chỉ lưu chữ được 30 – 40 hình trên mỗi quận film, máy ảnh cơ lưu hình là vĩnh viễn trên film,film thì không thể tái sử dụng và không thể xóa được hình. Vì thế ảnh được lưu vào film màu hay film trắng đen, âm bản hay dương bản, film APS hay film lấy liền là phải quyết định ngay từ đầu. Với máy ảnh kỹ thuật số có thể lưu trữ hàng ngàn bức ảnh nhờ sự hỗ trợ của thẻ nhớ, hình ảnh có thể được xem ngay trên màn hình LCD và có thể xóa những hình ảnh bạn không thích.

Chất lượng hình ảnh: Ban đầu khi mới ra đời thì máy ảnh kĩ thuật số có chất lượng hình ảnh kém hơn máy ảnh cơ. Tuy nhiên với sự phất triển của công nghệ thì chất lượng hình ảnh của máy ảnh kĩ thuật số đã được cải tiến bằng cách nâng độ megapixel lên nhiều lần, điều này đã xóa bỏ sự khác biệt trong chất lượng hình ảnh của hai loại máy ảnh này.

Chức năng phụ: Các loại máy ảnh cơ truyền thống có thêm một số chức năng phụ như hệ thống dữ liệu được lưu trữ trên phim hay các chế độ in ảnh thông minh của phim APS để ghi những thông tin bổ trợ cho tấm ảnh. Khác với kiểu chụp ảnh truyền thống, nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có thể quay video clip, hơn nữa, hình ảnh và phim video còn có thể thêm vào tiêu đề hay âm thanh, một số máy ảnh có thêm chức năng sử dụng như ghi âm hay nghe nhạc MP3.

3. Các thông số kỹ thuật

Khẩu độ: Khẩu độ sẽ là yếu tố quyết định đến độ sâu và độ sáng của hình ảnh. Khẩu độ chính là độ mở rộng của ống kính hay nói đơn giản hơn là cánh cửa để ánh sáng có thể đi vào phim hay cảm biến ảnh một cách dễ dàng. Một số khẩu độ cơ bản như f/1.4, f/1.8, f/2.8… cho đến f/16 hay f/22 trở lên, con số lại tỷ lệ nghịch với khẩu độ, tức con số càng lớn thì khẩu độ sẽ càng nhỏ.

Độ phân giải: Trước kia để so sánh chất lượng của máy ảnh này với máy ảnh khác người ta thường dựa vào độ phân giải, nhưng ở thời điểm hiện tại yếu tố độ phân giải không còn được đánh giá quá cao vì hầu hết các dòng máy ảnh hiện nay đều đã được trang bị độ phân giải trên 10MP.

ISO: Là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, thể hiện bằng các con số như 100, 200… Dải ISO tiêu chuẩn là từ 100-6400. Đối với nhiều dòng máy cao cấp, dải ISO có thể lớn hơn rất nhiều

Zoom quang: So với zoom số thì zoom quang có nhiều ưu điểm vượt trôi hơn hẳn như chất lượng hình ảnh thu được sắc nét hơn, có khả năng zoom được khoảng cách xa hơn.

Mật khẩu giải nén (Pasword): 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*