Những món ăn đặc sản Tây Bắc nổi tiếng

Những món ăn đặc sản Tây Bắc nổi tiếng

Những món ăn đặc sản Tây Bắc nổi tiếng và hấp dẫn đêm lại cho mỗi thực khách khi tới đây những cảm xúc và hương vị riêng biệt của núi rừng Tây Bắc.

1. Cốm Tú Lệ

Những món năn đặc sản Tây Bắc nổi tiếng

Xã Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại cốm có hương vị đặc biệt. Cốm được người dân tộc Thái làm rất tỉ mỉ. Cốm Tú Lệ có hương vị mùi lúa non, ngọt ngào và thanh mát.

2. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một món đặc sản Tây Bắc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thịt trâu gác bếp Tây Bắc tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng để thịt thật ngấm rồi bắt đầu đem xiên vào các que và sấy khô từ từ trên than củi. Thịt trâu gác bếp Tây Bắc ngon nhất là qua cách chế biến, làm khô từ than củi, người dân Tây Bắc biết cách căn thời gian để thịt vừa chín tới, vẫn còn giữ được độ dai, ngọt mà không quá khô. Khi thưởng thức nên nướng hoặc hấp lại, sau đó dùng chày đập dập và xé nhỏ, ăn cùng tương ớt hoặc ớt cay trộn muối hạt giã nhỏ.

3. Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro được làm từ cá bống được chế biến bởi người dân tộc thái ở bản Vàng Pheo, Phong Thổ, Lai Châu. Cá bống tươi ngon được bắt lên từ các con sông, con suối nơi đây, qua sơ chế đem đi ướp với các loại gia vị đã được băm nhỏ như: sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng,… để chừng nửa tiếng rồi đem đi làm chín. Cá bống được gói vào trong lá rong và vùi vào trong tro nóng để cá bống được chín từ từ. Cá bống vùi tro có mùi hương của lá rong nướng. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy nhưng không ngán của cá với hương thơm của lá dong đem lại cảm giác lạ miệng.

4. Sâu chít Điện Biên

Sâu chít Điện Biên

Đây là loại sâu nằm trong thân cây chít. Người đồng bào bắt sâu bằng cách chẻ đôi thân cây chít ra, sâu chít có đặc điểm là trắng sữa, căng mọng, béo tròn, sau đó đem về thả trong chậu rượu nhạt (loại rượu này sẽ giúp cho sâu không bị biến đổi), sau đó co thể mang chế biến thành các món ăn hoặc ngâm rượu. Hàm lượng dinh dưỡng trong sâu chít rất cao, rất tốt cho sức khỏe, và lại rất ngon.

5. Rêu đá nướng

Rêu đá nướng

Rêu được tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối,…rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng. Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào… Rêu đá nướng không chỉ là đặc sản Hà Giang mà còn là đặc sản Điện Biên, Lai Châu. Món ăn mang lại sự tò mò và thích thú cho du khách khi lần đầu thưởng thức bởi sự mềm, ngậy và hương vị đặc trưng. Món ăn này còn giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc và lưu thông khí huyết.

6. Gà nướng mọi

Gà nướng mọi

Gà nướng mọi có mùi thơm ngậy, màu sắc rất cuốn hút. Sơ chế gà thật sạch, sau đó mổ phanh, bẻ ngửa mở cánh hai bên rồi kẹp vào vỉ nướng trên than hoa cách mặt lửa từ 15 đến 20 cm đến khi gà săn lại, da vạng đậm thì có thể ăn được. Gà nướng xong có vị ngọt, khi ăn chấm với muối hạt giã trộn ớt.

7. Cá chép nướng

Cá chép nướng

Đây là món ăn nổi tiếng của nguời dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đồng bào thường chọn cá chép đực, để nguyên vảy, mổ vụng bỏ ruột, bỏ mang lọc xương giữa để dễ gập cá khi kẹp tre. Sau đó ướp cá với hạt mắc khén, muối, ớt tươi rồi kẹp tre tươi, nướng trên than hoa cháy hồng khoảng 30 phút. Cá nướng có mùi thơm nức, thịt mềm lại vị ngọt bùi quyện lẫn với vị cay của ớt và mắc khén chắc chắn sẽ lưu lại những hương vị không thể nào quên cho du khách.

8. Lợn cắp nách

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách hay còn gọi là lợn lửng, loại lợn này được bà con dân tộc thả rông trong rừng, tự đi kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng chừng 10 – 20 kg. Do ăn các loại lá cây, rau cỏ trong rừng nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon. Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, nấu giả cầy, hầm, nấu canh… Món nào cũng được tẩm ướp và nấu cùng các loại lá, hạt mang phong vị núi rừng, mang lại cảm giác lạ miệng, thịt lợn cắp nách rất chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm, ngon và có vị thơm ngọt thịt tự nhiên khi ăn.

9. Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột… băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn.

10. Bê chao Mộc Châu

Bê chao Mộc Châu

Những chú bò non (bê) ở Mộc Châu khi mới sinh ra được xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Bê chao Mộc Châu được làm từ chú bê được nuôi từ đồng cỏ Mộc Châu. Đặc biệt, người dân nơi đây chỉ dùng bê đực để làm thịt nên bê chao Mộc Châu có thịt rất chắc và giàu dinh dưỡng

11. Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam Bắc Mê

Đây là đặc sản của dân tộc Tày vùng Bắc Mê được nhiều người biết đến. Cơm lam Bắc Mê được làm từ gạo nếp nương ngon nhất và nấu trong ống nứa, ống tre được lót lá chuối, lá rong rồi đem đi nướng. Cơm lam Bắc Mê không chỉ dẻo mà còn rất thơm mùi ống nứa nướng. Loại cơm này có thể ăn không, chấm với muối mè hoặc ăn cùng cá nướng béo ngậy.

12. Xôi nếp nương Mai Châu

Xôi nếp nương Mai Châu

Nếu được thưởng thức xôi nếp nương Mai Châu, bạn sẽ ngạc nhiên vì xôi có rất nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím vàng, trắng…Mỗi màu sắc được làm từ nguyên liệu, là những trái cây rừng hoàn toàn là tự nhiên nên rất thơm và an toàn. Hơn nữa, xôi được làm từ gạo nếp nương vốn đã thơm ngon nổi tiếng rồi.

13. Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng đen Mường Lò

Bánh chưng đen là món ăn độc đáo của người Thái ở Mường Lò tại tỉnh Yên Bái. Ngoài nguyên liệu là gạo nếp nương, nhân có đỗ xanh, thịt ba chỉ và một số gia vị như tiêu, hành củ, bánh chưng đen Mường Lò còn có thêm hoa cây vừng đen và thân cây núc nác tạo màu đen rất khác. Người Thái gói bánh chưng hình trụ, hoặc gấp lá như bánh tẻ ở dưới xuôi. Khi ăn, bánh sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc ăn nguyên cả chiếc.

14. Lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng gác bếp

Để làm nhân lạp xưởng người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ, loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xưởng là thịt vai. Thịt được loại bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt, và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xưởng sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. Được chế biến kỳ công theo phương thức truyền thống, lạp xưởng Tây Bắc hoàn toàn không chứa phụ gia, tất cả nguyên liệu chế biến đều lấy từ núi rừng ở đây.

15. Nộm rau dớn

Nộm rau dớn

Rau dớn mọc ở khắp nơi trong vườn nhà, bờ ao, bờ suối nên thường có mặt trong bữa cơm hằng ngày của người Thái ở Lai Châu. Cách làm món này cũng khá đơn giản: chọn những ngọn non rửa sạch, phơi nắng cho khô rồi đồ chín, sau đó trộn đều cùng rau thơm, ớt, gừng, tỏ, mì chính, muối và vắt thêm chút chanh tươi. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được.

MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*