Những món ăn đặc sản Vùng Đông Bắc

Những món ăn đặc sản Vùng Đông Bắc

Những món ăn đặc sản Vùng Đông Bắc hấp dẫn và lạ miệng. Vùng Đông Bắc có địa hình khá cao, là nơi sinh sống tập trung của rất nhiều đồng bào dân tộc. Vùng Đông Bắc không chỉ phong phú và đa sắc màu trong văn, các lễ hội, phong tục tập quán mà ẩm thực của họ cũng mang nhiều nét nổi bật.

1. Cháo ấu tẩu (Hà Giang)

Những món ăn đặc sản Vùng Đông Bắc

Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế. Cháo ấu tẩu được làm từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Khác với cháo thường có vị ngọt thơm mùi giò lợn thì cháo ấu tẩu lại có vị đắng, cháo ấu tẩu còn được ăn kèm với trứng gà và một số gia vị giúp món ăn dậy mùi thơm ngọt ngào. Nếu ai không ăn quen thì sẽ khó nuốt nhưng đã quen rồi thì lại rất dễ nghiện.

2. Vịt quay 7 vị (Cao Bằng)

Vịt quay 7 vị

Khác với các món vịt thông thường khác, vịt quay 7 vị Cao Bằng được chế biến công phu và tài tình ngay từ khi chọn vịt và mổ vịt. Điểm nhấn tạo nên hương vị đặc biệt cho chính món vịt quay này là nằm ở gia vị ướp của nó, là thứ gia vị được làm nên từ 7 loại khác nhau Những gia vị này được hòa cũng với mắm, muối rồi cho vào bụng vịt để quay cho gia vị thấm từ từ, từ trong ra ngoài. Vịt quay có lớp da được quay vàng ươm mỡ màng, màu cánh gián đặc sắc. Lớp thịt phía dưới lớp da màu hồng đào, quay chín tới vừa khéo, thịt rất mềm và ngọt. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.

3. Thịt chua Thanh Sơn (Phú Thọ)

Thịt chua Thanh Sơn

Món thịt được làm từ thịt lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, món thịt có vị chua thơm đặc trưng lẫn một chút vị ngọt vô cùng cuốn hút, món thịt là đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ. Thịt để lên men có vị chua thơm ngon tự nhiên, không hề có chất bảo quản, không cho chất tạo men, 100% lên men chua chín tự nhiên. Thưởng thức thịt chua đúng cách là phải kèm thêm rổ rau với các loại rau như lá sung, đinh lăng, lá mơ, lá ổi,… chấm vào thứ nước chấm có độ cay nồng thì mới cảm nhận được hết hương vị có trong món ăn.

4. Gỏi cá bỗng sông Lô (Tuyên Quang)

Gỏi cá bỗng sông Lô

Những con có cá tuổi đời khoảng 1,5 – 2 tuổi, thịt cá chắc ngọt sẽ được dùng để chế biến gỏi, thịt được thái những lát thật mỏng, trắng trong và sạch sẽ. Khác với những món gỏi khác vẫn thường dùng thính gạo để trộn thì ở món ăn này người ta dùng xương cá băm nhỏ ra rồi đem rang vàng, giã mịn cũng với lạc rang để trộn cá. Vì thế mà khi ăn cảm giác thơm chắc hơn và dinh dưỡng hơn rất nhiều.

5. Chả mực giã tay (Quảng Ninh)

Chả mực giã tay

Nói về đặc sản nổi bật của Quảng Ninh thì người dân ở đây có câu “Chả mực giã tay, ngon say lòng người”. Đúng là như vậy, món chả mực được làm từ những con mực còn tươi sống vừa mới bắt về từ vùng biển Hạ Long, được giã nặn thủ công nên vẫn còn giữ nguyên độ ngọt của nó. Chả mực giã tay chiên lên vàng rộn, hút mắt. Khi ăn cảm tháy giòn giòn, sần sật. Thường người ta sẽ ăn kèm chả với xôi trắng, cuốn ăn với bánh rau sống hoặc chỉ ăn không thôi cũng thích mê rồi.

6. Mắm cá ruộng Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Mắm cá ruộng Chiêm Hóa

Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, nhưng bù lại hương thơm tuyệt hảo của nó thì vị khách khó tính nhất cũng khó có thể cưỡng lại. Món mắm ngon phải có màu đỏ tía, dậy mùi thơm nức, không có mùi tanh, hôi. Trải qua 10 tháng ủ trong hỗn hợp, cá phải chín cả thịt lẫn xương mới đạt yêu cầu. Mắm cá ruộng có rất nhiều cách thưởng thức. Ngoài dùng để chấm các loại thịt luộc, rau luộc, rau sống, bà con còn dùng để xào với trám om đã bỏ hột, sẽ có món ăn mang hương vị vô cùng độc đáo. Đặc biệt, mắm cá ruộng còn là vị thuốc giải rượu, giải độc rất tốt. Mắm cá ruộng không chỉ là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa mà giờ đã trở thành thương hiệu được du khách trăm miền biết đến.

7. Sá sùng (Quảng Ninh)

Sá sùng

Ở vùng biển Quảng Ninh có một loại hải sản đặc biệt, được gọi là sái sùng (hay sá sùng), dân địa phương gọi là con mồi. Sá sùng sống trong các bãi cát có nước triều lên xuống. Khi nước triều xuống, người dân địa phương ra đào. Người đào sá sùng đòi hỏi có kinh nghiệm, có kỹ thuật, động tác điệu nghệ như người nghệ sỹ múa trên cát. Sá sùng đào được đem xào với tỏi tươi ăn rất ngon, một món ăn dân dã đặc sắc mà người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào. Sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển.

8. Khâu nhục (Bắc Kạn)

Khâu nhục

Khâu Nhục là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết. Đây là món ăn hấp dẫn với vị thơm ngon, béo bùi của thịt ba chỉ và khoai môn. Để chế biến món ăn đặc sản này cũng cần nhiều công phu.

9. Tôm chua Ba Bể (Bác Kạn)

Tôm chua Ba Bể

Do hồ Ba Bể và vùng phụ cận sông Năng có khá nhiều tôm tép thiên nhiên nên tôm chua là một món ăn rất được người dân nơi đây ưa chuộng. Ở Ba Bể, người ta thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kỹ thái mỏng, một đĩa khế chua, nem thính tai lợn, chuối xanh, búp đinh lăng, lá mậy sâu…

Mật khẩu giải nén (Pasword): 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*