Cách vào Boot Bios của các loại Laptop và PC
Có nhiều hãng máy tính khác nhau như Sony Vaio, HP, Dell, Asus, Acer, Lenovo, IBM, Sam Sung, Toshiba,… Mỗi dòng máy tính sẽ có phím nóng khác nhau để vào Bios, Boot Menu (Boot Option), Advanced boot options. Để hiểu rõ vấn đề thì bạn cần phân biệt được một số khái niệm để tránh nhầm lẫn.
Phân biệt một số khái niệm cơ bản
Bios
Bios là viết tắt cụm từ “Basic Input/Output System” (Hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản). Hiểu đơn giản Bios là một nhóm lệnh được lưu trữ trên con chip firmware nằm trên mainboard. Bios sẽ điều khiển các thiết bị ngoại vi, driver,…nếu máy tính bị lỗi bios máy cũng không lên hình.
Chức năng của Bios Setup: Vào Bios Setup là để cài đặt hệ thống như thời gian, lựa chọn thiết bị Boot mặc định, khai báo ổ cứng,…
Hình ảnh giao diện Bios: Khi vào được Bios bạn sẽ thấy xuất hiện một bảng thông báo tùy chọn toàn màn hình và thường có dòng chữ Bios Setup phía trên. Dưới đây là hình ảnh Bios, tùy máy tính sẽ có giao diện khác nhau một chút nhưng về cơ bản sẽ tương tự nhau.
Boot Menu (Boot Option)
Boot Menu là một bảng tùy chọn cho phép bạn lựa chọn thiết bị sẽ được boot như USB, HDD, CD/DVD,…
Chức năng của Boot Menu: Boot menu thường được sử dụng khi cài Windows hoặc Ghost. Ở đây bạn có thể lựa chọn các thiết bị Boot như Boot CD, DVD hay Boot từ USB và cả Boot từ ổ cứng.
Hình ảnh giao diện Boot Menu: Khi vào Boot Menu bạn sẽ thấy một khung tùy chọn nhỏ ở giữ màn hình và thường có dòng chữ Boot Menu hoặc Please select boot device. Dưới đây là hình ảnh Boot Menu, tùy máy tính sẽ có giao diện khác nhau một chút.
Advanced boot options
Advanced boot options là tùy chọn của hệ điều hành chứ không phải của máy tính như Boot Menu và Bios
Đối với Windows XP và Windows 7 khi Restart bạn chỉ cần bấm phím f8 là có thể vào được Advanced Boot Options. Còn đối với Windows 8/8.1/10 bạn chỉ cần giữ phím Shift khi bấm vào Restart, ngay lập tức máy tính sẽ khởi động vào chế độ Advanced Options.
Hình ảnh giao diện Advanced boot options
Cách vào Bios và Boot Menu
Cách vào Bios theo Mainboard
- Mainboard Abit: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard ASRock: Nhấn phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard ASUS: Nhấn phím DEL, Print hoặc F10 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard BFG: Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard FREESCALE: Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard DFI: Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard ECS Elitegroup: Nhấnphím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard EVGA: Nhấn phím Del để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Foxconn: Nhấn Del để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard GIGABYTE: Nhấn phím Del để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Intel: Nhấn phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard JetWay: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Mach Speed: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard MSI (Micro-Star): Nhấn Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard PCChips: Nhấn phím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard SAPPHIRE: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Shuttle: Nhấn phím Del hoặc Ctrl + Alt + Esc phím để vào tiện ích thiết lập BIOS.
- Mainboard Soyo: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Super Micro: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard TYAN: Nhấn phím DEL hoặc F4 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard XFX: Nhấn phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
Cách vào Bios và Boot Menu của các dòng máy
Khi khở động lại máy tính (Restart) thì bạn nhấn giữ hoặc nhấn liên tục (tùy máy) vào các phím tương ứng với từng lại máy tính để vào Bios hoặc Boot Menu. Chú ý là KHỞI ĐỘNG LẠI MÁY TÍNH chứ không phải là tắt máy tính xong bật lên. Nếu bạn muốn vào Bios mà lại ấn nhầm vào Boot Menu thì bạn chỉ cần nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl + Alt + Dell để khởi động lại máy lần nữa sau đó nhấn vào phím tương ứng để vào Bios, với Boot Menu bạn cũng làm tương tự.
Hãng máy tính | Vào Bios | Vào Boot Menu | Recovery |
Asus | F2, DEL | ESC, F8 | |
Acer | F2, DEL | ESC, F12, F9 | |
Dell | F2 | F12 | F8 |
HP | ESC, F1, F10 | ESC, F9 | F11 |
Lenovo | F1 | F12, F8, F10 | ThinkVantage |
IBM | F1, F2 | ||
eMachines | TAb, DEL | F12 | |
Fujitsu | F2 | F12 | |
Sam Sung | F2, F10 | ESC, F2, F9 | |
Toshiba | F2, ESC + F1, F2, F10 | F12 | |
Sony | F2, F11, ESC, F10, assist button | assist button, F1, F2, F3 | F10 |
MSI | DEL | F11 | F3 |
Nếu thử cá phím như trên mà bạn vẫn không vào được Bios hay Boot Menu thì bạn hãy hãy thử lần lượt tất cả các phím theo thứ tự ưu tiên ở dưới tới khi vào được thì thôi:
- Vào Boot Option (Boot Menu): F12, ESC, F9, F10, Fn + F11, F8.
- Vào BIOS: F2, DEL (phím Delete), F10, F1, F2, F9, F10, Tab, ESC, F8.
Chú ý: Với các laptop có màu của chữ Fn trùng với màu của các nút F1, F2,…,F12 (màu trắng, nâu, xanh,.. tùy máy, như hình dưới là màu nâu) thì khi bạn ấn một trong các nút F1,F2,… F12 thì bạn phải đồng thời ấn thêm phím Fn mới có thể vào Boot Menu hoặc BIOS được.
Những chú ý khi truy cập Bios với Boot Menu
Bước 1: Khi bạn khởi động (Restart) ngay khi màn hình được bật bạn sẽ thấy những dòng chữ gợi ý để vào Bios hay Boot Menu trên màn hình, nếu không đọc kịp bạn có thể nhấn phím pause breack để quá trình để cho quá trình Power On Self Test tạm dừng lại. Tiếp đến hãy quan sát kỹ các hướng dẫn phím vào Bios, phím chọn Boot Menu và phím Recovery… Xem ảnh bên dưới
Bước 2: Nhấn Ctrl + Alt + Dell để khởi động lại máy lần nữa và lần này các bạn hãy ấn các phím chức năng tương ứng mà bạn muốn. Ví dụ như ở trên bạn muốn truy cập vào BIOS thì nhấn F2, muốn truy cập Recovery thì nhấn F8
Chú ý: Thường những máy tính các hãng như Dell, HP, MSI, Lenovo hay có, nhưng không phải máy nào cũng có.
✔ MẬT KHẨU GIẢI NÉN (PASSWORD): 123
✔ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link