Làm quen với chuột và bàn phím máy tính

Làm quen với chuột và bàn phím máy tính

Chuột và bàn phím máy tính là thiết bị ngoại giúp ta có thể “giao tiếp” với máy tính. Với laptop thì chuột và bàn phím được tích hợp sẵn vào máy tính, còn đối với Desktop (PC) thì chuột và bàn phím kết nối với máy tính thông qua cổng COM, PS/2, USB hoặc kết nối không dây khác.

Làm quen với chuột và bàn phím máy tính

1. Làm quen với chuột máy tính

Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính thì phải có màn hình để quan sát tọa độ và thao tác di chuyển của con trỏ chuột trên màn hình.

Con trỏ chuột

Làm quen với chuột máy tính

Con trỏ chuột mặc định là mũi tên màu trắng (có thể thay đổi hình dạng cho người dùng cài đặt) trên màn hình, khi bạn di chuột thì nó cũng chuyển động theo.

Phân loại chuột máy tính

Làm quen với chuột máy tính
  • Phân loại chuột theo nguyên lý hoạt động có 3 loại chính là chuột bi và chuột quang và chuột laser.
    • Chuột bi hoạt động theo nguyên lý xác định chiều lăn của viên bị được đặt ở đáy chuột, viên bi tiếp xúc với bề mặt phẳng và có thể lăn tự do theo các chiều để tạo ra các hướng di chuyển cho con trỏ chuột.
    • Chuột quang hoạt động theo nguyên lý phản xạ ánh sáng phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính, chuột quang sử dụng một đèn chiếu và một camera siêu nhỏ đặt ở đây chuột, khi di chuột ánh sáng sẽ được chiếu xuống bề tiếp xúc, Camera siêu nhỏ nói trên sẽ chụp hàng chục bức ảnh trong một giây. Sau đó, chuột quang sẽ so sánh các bức ảnh để tìm ra hướng đi của chuột.
    • Chuột laser và nguyên lý và cách hoạt động tương tự chuột quang nhưng sử dụng ánh sáng hông ngoại nên sẽ không nhìn thấy ánh của đèn chiếu giống như chuột quang.
  • Phân loại theo kiểu kết nối thì có chuột có dây và chuột không dây.
    • Chuột có dây là loại chuột sử dụng dây điện để kết nối giữa chuột với máy tính thông qua công USB.
    • Chuột không dây được kết nối với máy tính thông qua đầu thu tín hiệu của chuột, đầu thu này được tắc rời với chuột, để kế nối bạn cắm đầu thu đó vào cổng USB.
    • Một số loại chuột sử dụng kết nối bluetooth có thể không cần đầu thu mà kết nối trực tiếp thông qua bluetooth.

Các nút chức năng của chuột máy tính

Làm quen với chuột máy tính

Tất cả các con chuột máy tính thì đều có 3 bộ phận tương tác chính là: Nút trái, nút phải và nút cuộn. Một số loại chuột được trang bị thêm các tính năng mở rộng khác.

  • Nút trái (Left Button) Nằm phía bên trái khi cầm chuột, đây là nút chính được sử dụng khi thực hiện một thao tác chọn hay thực hiện một lệnh nào đó
  • Nút phải (Right Button) Nằm phía bên phải khi cầm chuột, thường có tác dụng để mở một trình đơn (Menu) lệnh, và các lệnh này sẽ thay đổi tùy vào vị trí con trỏ hoặc chương trình.
  • Nút cuộn (Scroll Button) Thường nằm ở giữa nút trái và nút phải, có tác dụng cuộn màn hình lên/xuống, trong một số chương trình xử lý ảnh nút này có tác dụng phóng to/thu nhỏ (Zoom). Nút cuộn khi nhấn xuống còn có thêm một chức năng nữa và chức năng này cũng tùy theo chương trình quy định.

2. Làm quen với bàn phím máy tính

Là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ. Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím. Về cơ bản thì thì chức năng của một số nhóm trên bàn phím như sau:

Làm quen với bàn phím máy tính
  • Cách phím chức năng: Từ phím F1 đến F12: Các phím này được dùng để thực hiện một công việc cụ thể và được quy định tùy theo từng chương trình.
  • Các phím thông dụng trên bàn phím
    • Phím ký tự: Dùng để nhập các ký tự được ký hiệu trên phím.
    • Phím dấu: Dùng để nhập các dấu được ký hiệu trên phím.
    • Phím số: Dùng để nhập các ký tự số.
Làm quen với bàn phím máy tính
  • Phím 2 ký tự: Là phím có 2 ký tự cùng nằm trên 1 phím, ví dụ: ký tự số 1! cùng ghi trên 1 phím, dấu ? và dấu / cùng ghi trên 1 phím. Đối với phím 2 ký tự bạn nhấn 1 lần nó sẽ hiện ký tự thứ nhất, để gõ được ký tự thứ 2 bạn nhấn giữ phím Shift sau đó nhấn thêm phím 2 ký tự.
  • Các phím đặc biệt
    • Esc (Escape): Hủy bỏ một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
    • Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang một cột hoặc Tab khác.
    • Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt tương ứng theo chế độ).
    • Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình đang được chọn.
    • Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng được xem là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.
    • Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu có.
    • Các phím Shift, Alt, Ctrl là phím tổ hợp chỉ có tác dụng khi nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có quy định riêng cho các phím này.
    • Phím Windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với các phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.
    • Phím Menu: Có tác dụng giống như nút phải chuột.
  • Các phím điều khiển màn hình hiển thị
    • Print Screen(Prt sc Sysrq) : Chụp ảnh màn hình đang hiển thị và lưu vào bộ nhớ đệm Clipboard.
    • Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một chương trình.
    • Pause (Break) : Có chức năng tạm dừng một hoạt động đang thực hiện, một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
  • Các phím điều khiển trang hiển thị
    • Insert (Ins) : Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các trình xử lý văn bản.
    • Delete (Del) : Xóa đối tượng đang được chọn, xóa ký tự nằm bên phải dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản.
    • Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
    • End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
    • Page Up (Pg Up): Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.
    • Page Down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang sau nếu có nhiều trang trong cửa sổ chương trình.
  • Các phím mũi tên: Chức năng chính dùng để di chuyển (theo hướng mũi tên) dấu nháy trong các chương trình xử lý văn bản, điều khiển di chuyển trong các trò chơi.
  • Cụm phím số: Num Lock: Bật hay tắt các phím số, đèn Num Lock sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của phím này. Khi tắt thì các phím sẽ có tác dụng được ký hiệu bên dưới.
  • Các dấu chấm nổi: Các dấu chấm nằm trên phím FJ giúp người dùng định vị nhanh được vị trí của hai ngón trỏ trái và phải khi sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay. Dấu chấm nằm trên phím số 5 bên cụm phím số giúp định vị ngón giữa tại vị trí số 5 khi thao tác.

Mật khẩu giải nén (Pasword): 123
➤ Tải lại trang nếu không nhấn được vào link

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published.

*
*